Lên ngôi Thiên hoàng Thiên hoàng Ichijō

Nam 984, ông được Thiên hoàng Kazan bổ nhiệm làm Thái tử. Có tin đồn rằng ông ngoại của Kanehito là Fujiwara no Kaneie đã âm mưu cho người chú của ông là Kazan Thiên hoàng phải "nghỉ hưu" để đoạt ngai vàng cho cháu.

Ngày 31 tháng 7 năm 986, Thiên hoàng Kazan tuyên bố thoái vị và người em họ của ông lãnh chiếu lên ngôi[5].

Ngày 1 tháng 8 năm 986, người cháu chính thức lên ngôi Thiên hoàng[6] và lấy hiệu là Ichijō. Ông lấy lại niên hiệu của chú mình, đổi thành niên hiệu Kanna nguyên niên (8/986 - 4/987).

Sau khi lên ngôi, Thiên hoàng đã phong Thân vương Iyasada, một người chú khác của Thiên hoàng[7] làm Thái tử. Fujiwara no Kaneie được cử giữ chức Nhiếp chính quan bạch. Sau khi Kaneie chết năm 990, con trai của ông ta là Fujiwara no Michitaka (chú của Thiên hoàng Ichijō) được bổ nhiệm làm Nhiếp chính quan bạch.

Trong thời gian trị vì của Ichijō, nước Nhật Bản bước vào thời kỳ thịnh vượng:

- Đó cũng là thời kỳ đỉnh cao của dòng họ Fujiwara đang lũng đoạn chính trị Nhật Bản. Fujiwara no Michinaga, một người anh trai của Fujiwara no Michitaka đã chủ động gả hai con gái của mình cho Thiên hoàng Ichijō; nhờ đó tạo được chỗ đứng vững chắc để lũng đoạn chính quyền Thiên hoàng.

- Trong thời Ichijō, văn hóa Nhật Bản thời Heian phát triển rất mạnh. Được sự khuyến khích của hoàng triều, trong đó có hai phu nhân của Thiên hoàng vốn là người yêu nghệ thuật. Sei Shōnagon, một nữ tỳ của hoàng hậu Sadako (vợ của Thiên hoàng Ichijō) đã sáng tác tùy bút Makura no Shoshi (Sách gối đầu). Murasaki Shikibu, một nữ tỳ khác của hoàng hậu Akiko (vợ của Thiên hoàng Ichijō) đã viết tiểu thuyết Genji Monogatari dâng tăng triều đình[8].

Bản thân Ichijō là người rất yêu văn học và âm nhạc. Vì lý do này, các đại thần đã cho mời các nữ quan về để dạy học và trình diễn các tác phẩm của họ. Đặc biệt ông rất thích thổi sáo. Thiên hoàng thường gặp các người thổi sáo hay và thổi cùng họ, thưởng thức tiếng sáo hay....

Trong suốt Triều đại của ông, hoàng triều Nhật Bản tổ chức các chuyến thăm viếng các đền thờ lớn như Kasuga, Ōharano, Matsunoo và Kitano. Trong những năm tiếp sau đó, triều đình lại viếng thăm tiếp các đền thờ và ba người khác: Kamo, Iwashimizu và Hirano[9].

Ngày 16 tháng 7 năm 1011, Thiên hoàng Ichijō tuyên bố thoái vị và truyền ngôi cho người anh là Thân vương Iyasada, hiệu là Thiên hoàng Sanjō[10].

Ngày 25 tháng 7 năm 1011 (ngày 22 tháng 6, niên hiệu Kanko thứ 8): Thiên hoàng Ichijō băng hà hưởng dương 31 tuổi.